Hút thuốc lá thụ động và nguy cơ mất thính lực

Hút thuốc lá thụ động và nguy cơ mất thính lực
Khoảng 42,1 triệu người Mỹ hút thuốc lá, và 16 triệu người Mỹ bị một căn bệnh liên quan tới thói quen này, chẳng hạn bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi. Nghiên cứu mới từ trường đại học Manchester ở Anh cho thấy rằng hút thuốc và hút thuốc thụ động có thể làm tăng nguy cơ mất thích lực.
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là tiến sỹ Piers Dawes thuộc Trung tâm Điếc và Giao tiếp Con người tại trường đại học Manchester, mới đây đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Hiệp hội Nghiên cứu Tai mũi họng.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá 164.770 người trưởng thành ở nước Anh trong độ tuổi từ 40 đến 69. Tất cả những người tham gia thuộc dự án  Biobank Anh Quốc – một dự án y tế bao gồm hơn 500.000 người – đã trải qua các bài test về thính lực từ năm 2007 đến 2010.
Các nhà nghiên cứu tính toán rằng người hút thuốc có 15,1% khả năng phát triển mất thính lực so với người hút thuốc thụ động và không hút thuốc, trong khi người hút thuốc thụ động có 28%  khả năng phát triển mất thính lực hơn người không hút thuốc.
Đối với người hút thuốc, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hút càng nhiều gói thuốc trong một tuần và hút càng lâu năm thì nguy cơ mất thính lực càng cao.
Những người đã bỏ thuốc đã giảm nhẹ nguy cơ mất thính lực, các nhà nghiên cứu nói rằng kết quả này có thể là do một lối sống lành mạnh tổng thể khi họ bỏ thói quen hút thuốc.
Thuốc lá ảnh hưởng đến thính lực như thế nào?
Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động lại ảnh hưởng đến nguy cơ mất thính lực. Nhưng họ chỉ ra rằng nhiều người hút thuốc bị bệnh tim và nó gây ảnh hưởng lên thính lực.
“Chúng tôi không chắc chắn các chất độc trong khói thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, hoặc liệu các bệnh tim mạch liên quan với hút thuốc có phải là nguyên nhân gây thay đổi mao mạch ảnh hưởng lên thính giác, hoặc cả hai” tiến sỹ Dawes nói.

Giải thích tại sao hút thụ động lại có nguy cơ mất thính lực cao hơn người hút thuốc, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhóm người hút thuốc lá thụ động chỉ được so sánh với nhóm người không hút thuốc, còn nhóm người hút thuốc được so sánh với nhóm gồm những người hút thuốc thụ động và không hút thuốc. Vì vậy, kết quả có thể đã “đánh giá thấp” nguy cơ mất thính lực của người hút thuốc.
Tại Mỹ, có khoảng 36 triệu người trưởng thành báo cáo một dạng nào đó của mất thính lực. Tình trạng này thường gắn liền với người lớn tuổi, vì tiếp xúc với âm thanh qua nhiều năm có thể gây hại cho tai trong theo thời gian.
Nhưng tiến sỹ Ralph Holme, người đứng đầu nghiên cứu y sinh tại chương trình hành động về mất thính lực tại Mỹ, đã giúp tài trợ nghiên cứu này, tin rằng những phát hiện mới nhất chỉ ra rằng khói thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ mất thính lực khi về già. Ông nói:
“Mất thính lực thường được xem là một hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa, nhưng nghiên cứu được công bố hôm nay cho thấy, điều này không đúng cho mọi trường hợp. Bỏ hút thuốc lá và bảo vệ đôi tai khỏi những tiếng ồn lớn được xem là hai bước rất quan trọng mà mọi người nên thực hiện ngay từ bây giờ để tránh mất thính lực trong tương lai sau này.”
Đây không phải là nghiên cứu duy nhất tìm mối liên hệ giữa hút thuốc là và mất thính lực. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2011 tại trung tâm y tế NYU Langone ở New York (Mỹ), cho thấy trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mất thính lực cao hơn ở tuổi thiếu niên của chúng. http://namud.vn/namudd.png
Nguồn  Medical News Today
 

Nguồn tin: Medical News Today